Vĩnh Long nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Phía Đông giáp Bến Tre, phía Tây giáp Cần Thơ, phía Đông Nam giáp Trà Vinh, phía Bắc giáp Tiền Giang và phía Tây Bắc giáp Đồng Tháp.
Vĩnh Long có khí hậu thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa. Địa hình tương đối bằng phẳng có hình lòng chảo. Hai con sông chính chảy qua địa bàn tỉnh là sông Hậu và sông Tiền. Vĩnh Long có đất phèn chiếm diện tích lớn và có chất lượng cao. Bên cạnh đó, hai con sông trên cung cấp cho tỉnh này một lượng phù sa đáng kể, là đặc điểm thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Vĩnh Long có nhiều cát sông và đất sét, cung cấp nguồn nguyên liệu đáng kể cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Nổi trội của nền kinh tế tỉnh này là nông nghiệp với các sản phẩm chủ lực như trứng vịt muối và nấm rơm, đặc biệt có gạo chiếm tỷ lệ cao trong các mặt hàng đem đi xuất khẩu.
Toàn tỉnh có 1.028.600 người, mât độ 687 người (năm 2011) với 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là người Kinh, Khmer và người Hoa; các tôn giáo chính là Phật giao, Công giáo và Đạo Cao Đài.
Vĩnh Long có 1 thành phố (Vĩnh Long), 1 thị xã và 6 huyện.
Vĩnh Long với sự đa dạng sắc tộc đã hình thành nên một nền văn hóa đặc sắc với các thể loại như nói vè, nói tuồng, cải lương; các di tích lịch sử như Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, đình Tân Hòa.