Công viên địa chất (tiếng Anh: Geopark) là một khu vực tự nhiên, độc đáo, có ranh giới rõ ràng, trong đó chứa đựng một tập hợp các di sản địa chất có giá trị khoa học, phân bố trong phạm vi nhất định, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, đồng thời chứa đựng các giá trị về đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa xã hội và có diện tích lớn để phát triển kinh tế địa phương, thông qua hình thức phát triển du lịch và các dịch vụ phụ trợ khác.
Mục lục
[Ẩn]Công viên địa chất là một công viên tự nhiên rộng lớn với các đề tài và câu chuyện.
Công viên địa chất là một khu vực với nhiều vẻ đẹp tuyệt vời và di sản địa chất quan trọng (như các tầng địa chất, các loại đá, đặc điểm địa hình, núi lửa và sự đứt đoạn), được lựa chọn thông qua một quá trình quan sát khoa học về địa chất (địa lý). Công viên địa chất không chỉ bao gồm các vùng đất của chúng mà còn là văn hóa của những người sống ở đó, chẳng hạn như các lễ hội hay lối sống độc đáo với môi trường tự nhiên.
Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khi phục vụ cho các hoạt động đa dạng.
Các công viên địa chất khác nhau từ Di sản thế giới với mục tiêu chính sau này là bảo tồn, trong khi đó các công viên địa chất là nơi quan trọng cho cả việc bảo tồn và sử dụng. Các khu vực công chúng bị cấm không được lui tới hoặc không được tiếp cận bởi vì những lý do bảo tồn chưa được phân loại là các công viên địa chất. Trong khi bảo tồn các di sản thiên nhiên, các công viên địa chất còn cung cấp các khu vực cho việc nghiên cứu sự hình thành của trái đất và tìm hiểu mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Chúng phục vụ như một nơi giáo dục về khoa học, môi trường và phòng chống thiên tai. Là một nơi cung cấp cơ hội du lịch địa chất, một hình thức mới của tài nguyên du lịch, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng bền vững.
Hệ thống xác nhận công viên địa chất và mạng lưới
Thuật ngữ “Công viên địa chất” không thể được sử dụng nếu không được thông qua một cơ quan xác nhận. Các công viên địa chất được ủy quyền hợp tác trong một mạng lưới nhằm cải thiện chất lượng. Một công viên địa chất quốc gia khi có đủ điều kiện sẽ được UNESCO công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu. Ở Việt Nam hiện có cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào năm 2010.