Himalaya

Himalaya (Quê hương băng tuyết) nằm về phía nam của cao nguyên Thanh Tạng, có hình dạng giống như một cánh cung khổng lồ kéo dài từ đông sang tây, là dãy núi cao nhất trên thế giới. Dãy Himalaya trải dài qua lãnh thổ nhiều nước: Tây Tạng của Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bhutan, Afghanistan, nhưng chủ yếu là vùng biên giới giữa Trung Quốc và Nepal. Tổng chiều dài đông – tây của dãy núi là 2.450km, chiều rộng bắc – nam khoảng 200 đến 300km, đỉnh các ngọn núi quanh năm bị bao phủ bởi băng tuyết. Theo tiếng Tây Tạng, Himalaya nghĩa là “quê hương băng tuyết”.

Dãy Himalaya

Dãy Himalaya

Himalaya là một trong những dãy núi trẻ nhất trên thế giới, vào khoảng 10 triệu đến 20 triệu năm tuổi. Nó là sự hợp thành của rất nhiều dãy núi song song với nhau. Đỉnh các ngọn núi của dãy Himalaya cao từ 5.000 đến 9.000m. Độ cao trung bình của dãy Himalaya so với mực nước biển là 6.000m, trong đó có hơn 60 đỉnh cao trên 7.000m, có 16 đỉnh trên 8. OOOm. Hiện nay đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya là đình núi cao nhất trên thế giới, nằm ở biên giới Trung Quốc và Nepal.

day-nui-himalaya-2

Sông Indus

Sông Indus

Nóc nhà thế giới

Thanh Tạng là một trong những cao nguyên cao nhất trên thế giới, độ cao trung bình so với mực nước biển là trên 4.000m. Do vậy, Thanh Tạng từ lâu đã mang biệt danh “Nóc nhà thế giói”. Cao nguyên Thanh Tạng là sự hợp thành của nhiều ngọn núi cao nên còn được người dân Trung Quốc gọi với cái tên “Đại bản doanh của núi cao”. Cao nguyên Thanh Tạng có các dãy núi Kunlun (Côn Lôn), Hengduan (Hoành Đoạn), Tanggula (Đường cổ Lạp), Gangdise, Himalaya, độ cao trung bình so với mực nước biển của những dãy này vào khoảng từ 5.000 đến 6.000m. Một nét đặc trưng khác của địa hình nơi đây là có rất nhiều hồ. Nước trong những hồ này luôn trong trạng thái dồi dào bởi băng tuyết trên những ngọn núi xung quanh không ngừng tan ra. Nơi đây có một hồ rất nổi tiếng, đó là hồ nước mặn Nam-sto (hồ Thanh Hải). Ngoài ra còn có hồ nước ngọt cao nhất thế giới – hồ Yamdrok-sto (hồ San Hô).

Từ xưa, cao nguyên Thanh Tạng đã là nơi cư trú của dân tộc Tạng. Do đặc điểm địa hình bao quanh bởi đồi núi nến vùng cao nguyên Thanh Tạng bị ngăn cách với thế giới bên ngoài, hình thành nên bản sắc sinh hoạt đặc trưng của cư dân nơi đây.

Biểu tượng cho văn hóa dân tộc Tạng là cung điện Potala tráng lệ, được mệnh danh “Viên minh châu trên nóc nhà thế giới”. Xưa kia nơi đây đã từng là một trung tâm chính trị, tôn giáo. Cung điện Potala được xây dựng vào thế kỷ VII sau Công nguyên, vào thời kỳ vua Songtsen Gampo trên một ngọn núi ở ngoại ô phía tây bắc cách thủ phủ Lhasa, khu tự trị Tây Tạng khoảng 2km. Theo quan niệm Phật giáo của người dân nơi đây, đỉnh núi này được coi như núi Phổ Đà nơi Quan Âm Bồ Tát tọa lạc. Trong tiếng Tạng, Potala có nghĩa là Phổ Đà. Nếu có dịp đến đây bạn sẽ cảm nhận được sự tráng lệ của Potala. Nhìn từ xa, cung điện Potala hoa lệ, uy nghi. Tường tháp là sự đan xen hài hòa giữa gam màu trắng và đỏ, trên đỉnh tháp được gắn một viên ngọc sáng long lanh mang đậm màu sắc nghệ thuật kiến trúc cổ. Nội thất đặc trưng bên trong cung điện Potala là những bức bích họa độc đáo. Tập hợp những bích họa đó tạo thành một hành lang nghệ thuật hội họa đồ sộ. Cung điện Potala còn bảo tồn số lượng lớn di vật quý giá và những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo. Trong hệ thống kiến trúc của Potala có linh tháp cao 14.85m chứa hài cốt của Đạt Ma đời thứ năm, là linh tháp cao nhất nơi đây. Đặc biệt, toàn bộ linh tháp được dát vàng và gắn châu báu. Để xây dựng linh tháp này, người ta đã bỏ ra 11 vạn lượng vàng. Ngoài ra, các tháp nhỏ xung quanh cũng có trị giá rất lớn bởi cách trang trí bằng vàng và châu báu. Cung điện Potala được toàn thế giới biết đến bởi bố cục hài hòa giữa công trình bằng gỗ, kim loại kết hợp với hội họa, điêu khắc. Cung điện là sản phẩm của những người thợ tài hoa, lão luyện, mà chủ yếu là thợ người Hán, trong đó cũng có sự tham gia của những người thợ gốc Mông, Mãn. Đây cũng là thành tựu vĩ đại của nghệ thuật kiến trúc dân tộc Tạng. Đối với thành phố Polata, cung điện Potala chính là tâm điểm, tượng trưng cho sự sáng tạo của người Tạng, là tài sản vô cùng giá trị của nghệ thuật kiến trúc Tây Tạng, cũng là di sản văn hóa nhân loại trên vùng cao nguyên băng tuyết độc nhất vô nhị.

Những địa danh thuộc dãy Himalaya

Liên kết ngoài

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:17 Sáng ngày 07/09/2016