Phú Sĩ

Núi Phú sĩ hay còn gọi là Fuji hoặc Fugaku (tiếng Nhật: 富士山(ふじさん/ふじやま)) là một ngon núi lửa nằm giữa hai tỉnh Shizuoka và Yamanashi, cách Tokyo khoảng 80km về phía tây nam. Ngọn núi này có độ cao 3.776m so với mực nước biển, là đỉnh núi cao nhất của Nhật Bản. Núi Fuji từ lâu đã được người dân Nhật Bản tôn thờ là Núi thánh, trở thành hình tượng tiêu biểu cho đất nước Nhật Bản. Là một dãy núi nổi tiếng trên thế giới nên Fuji được du khách quốc tế biết đến. Thế giới gọi Fuji bằng cái tên hết sức quen thuộc và dễ nhớ, đó là núi Fuyoho (Hoa Phù Dung). Nhìn bao quát toàn bộ ngọn núi sẽ thấy được Phú Sĩ có hình chóp. Núi Phú Sĩ từ cổ chí kim đã gợi cảm hứng sáng tác cho rất nhiều thi nhân Nhật Bản, có thi nhân từng viết: “Ngọc phiến đảo huyền Đông Hải thiên” (Nghĩa là: Núi Phú Sĩ như một chiếc quạt ngọc treo lơ lừng trên bầu trời mà phía dưới là biển Đông) hoặc “Phú Sĩ bạch tuyết ánh triều dương” (Tuyết trắng trên núi Phú Sĩ phản chiếu ánh sáng rực rỡ của mặt tròi)… Có rất nhiều bài thơ ca ngợi cảnh sắc thơ mộng lung linh của ngọn núi này. Quả thực, khung cảnh Phú sĩ thật nên thơ. Đỉnh núi nhuộm một màu tuyết trắng, dưới chân núi, những cánh hoa đào bay phất phơ theo gió. Đây là bức tranh điển hình cho cảnh sắc đất nước mặt trời mọc.

Núi Phú Sĩ in bóng xuống mặt nước hồ Shoji.

Núi Phú Sĩ in bóng xuống mặt nước hồ Shoji.

Phía nam chân núi Fuji là một vùng cao nguyên rộng lớn, cỏ mọc tươi tốt, thuận lợi cho việc phát triển nghề chăn nuôi gia súc như dê, cừu và trâu bò. Triền núi tây nam có khu thác nổi tiếng Shiraito, gồm hai thác là thác Shiraito và Otodome. Thác Shiraito có độ cao khoảng 26m so vói mực nước biển, trên vách đá có hơn một chục dòng nước chảy róc rách. Những dòng nước ở đây như muôn ngàn dải lụa bay trong gió. Nếu như thác Shiraito đẹp một cách mộng mơ thì thác Otodome lại mang một vẻ đẹp hùng vĩ, mỗi dòng nước giống như một cây cột khổng lồ lao xuống từ trên cao tạo nên những âm thanh tựa như sấm vang chớp giật, lay chuyển đất trời. Có thể nói, núi Phú Sĩ giống như một công viên khổng lồ mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước Nhật Bản. Trên núi có khoảng hơn 2.000 loại thực vật và 40 loài động vật sinh sống. Đến đây du khách có thể lái xe để đi tham quan các loài động thực vật mới lạ. Phú Sĩ là núi lửa, trước đây do những lần phun trào nham thạch lớn nên phía chân núi hình thành nhiều hang động, có sơn động cho đến ngày nay vẫn còn hiện tượng trào khí. Trong số các hang động đó, đáng chú ý nhất là vẻ đẹp của các hang nước đá trong rừng Aokigahara dưới chân núi. Trên trần hang, nước từ các khe đá đọng lại đóng thành những nhũ đá tua tủa, gọi là “Tuyết vạn năm”. Mỗi khi ánh nắng chiếu vào, nhũ đá trở nên lung linh kỳ ảo khiến du khách đến tham quan không muốn dứt bước ra về.

Vị trí núi Phú Sĩ

Vị trí núi Phú Sĩ

Không lên Phú Sĩ, không phải anh hùng

Trung Quốc có câu danh ngôn “Bất đáo Trường  Thành phi hảo hán” (Không đến Trường Thành không phải là hảo hán), Nhật Bản lại có câu tương đương “Đăng thượng Phú Sĩ sơn đỉnh phong đích tài thị anh hùng” (Không leo lên đến đỉnh Phú Sĩ không phải là anh hùng). Theo quan niệm của người Nhật Bản, đỉnh núi thánh là tượng trưng cho dũng khí và tri thức. Do đó, hằng năm Phú Sĩ thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Người đến đây đều muốn leo lên đỉnh núi để có thể thực hiện hoài bão trở thành anh hùng đích thực theo quan niệm truyền thống. Đứng trên đỉnh Fuji có thể quan sát được tám đỉnh xung quanh, thường gọi là “Phú Sĩ bát phong”, tám đỉnh núi giống như tám cánh cua một bông hoa sen. Ngoài ra người ta còn gọi nó với biệt danh “Tám cánh phù dung”. Ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy một phiến đá lớn có chiều cao 2m, trên có khắc: “Núi Phú Sĩ cao 3.776m”. Trên đỉnh núi là một miệng núi lửa lớn rộng 800m, sâu 220m, hình dạng giống cái bát của nhà sư nên được gọi là “Ngự bát”.

Núi Phú Sĩ không chỉ là nơi mọi người kéo về để hoàn thành ước nguyện trở thành “anh hùng”, người ta còn đến đây để chiêm ngưỡng cảnh sắc cùa nó. Núi Phú Sĩ là một điển hình của núi lửa tầng. Có 4 đường chính để du khách có thể leo lên tham quan, đó là: Fujinomiya, Subashiri, Gotembaguchi, Kawaguchi.

Xưa kia, người Nhật có quan niệm rằng leo núi Phú Sĩ còn đồng nghĩa với “hành hương”. Cũng có lẽ như vậy mà rải rác khắp núi Phú Sĩ có rất nhiều đền thờ lớn nhỏ khác nhau. Đáng quan tâm hơn cả là hai đền thờ nằm trên đỉnh núi. Chỉ những ai gắng sức leo lên đỉnh mới có thể tận mắt chứng kiến sự thần bí và bản sắc độc đáo của hai đền thờ ấy.

Đối với người Nhật ngày nay, mục đích leo núi Phú Sĩ chủ yếu là để ngắm cảnh. Người ta còn gọi hoạt động này bằng cái tên rất đỗi thanh tao “Ngự lai quang”.

Vào buổi sáng sớm, đỉnh núi Phú Sĩ mờ ảo. Cùng với chuyển động của vòng quay trái đất, du khách có thê thấy được những ánh ban mai đầu tiên qua mây trắng, đó là giây phút chuyển giao giữa ban đêm và ban ngày. Cứ như thế, mặt trời hồng mọc lên dần dần từ chân trời phía đông.

Núi Phú Sĩ chụp từ trên máy bay

Núi Phú Sĩ chụp từ trên máy bay

Chính bởi vẻ đẹp lãng mạn không đâu sánh nổi mà từ xa xưa núi Phú Sĩ đã trở thành cảm hứng sáng tác của các thi sĩ. Trong nền văn học Nhật Bản, chúng ta không khó để có thể tìm thấy những tác phẩm viết về đề tài này. Có thể điểm qua một số tác phẩm nổi bật như: Tiểu thuyết “Phú nhạc bách cảnh” (Một trăm cảnh núi Phú Sĩ) của tác giả Dazai Osamu thời kỳ văn học cận đại có đoạn viết “Nguyệt kiến thảo dữ Phú Sĩ sơn tối vi tương phổi” (Sự kết hợp hài hòa của ba cảnh vật thiên nhiên, ánh trăng vàng bao phủ lên lớp cỏ xanh cùng khung cảnh núi Phú Sĩ đậm chất lãng mạn).

‘Thanh không nhất tỏa ngọc phù dung” (bông hoa sen nở giữa trời xanh). Núi Phú Sĩ không chỉ nối tiếng bởi cảnh đẹp mê hồn, làm mê mẩn du khách toàn thế giới mà còn khắc họa linh hồn văn hóa dân tộc Nhật Bản, tiêu biểu cho văn minh thế giới cổ xưa.

phu-si-ngu-ho

Xem thêm

Liên kết ngoài

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 4:56 Chiều ngày 08/09/2016