Tiêu đề | |
---|---|
Đơn vị | |
Hình ảnh | |
Tiêu đề con 1 | |
Tiêu đề con 2 | |
Tiêu đề con 3 | |
Tập Đoàn SAMSUNG | |
---|---|
Samsung được biết đến là một gã khổng lồ trong giới công nghệ nhưng mấy ai biết rằng Samsung bắt đầu khởi nghiệp với ngành nghề không hề liên quan đến công nghệ.
Mục lục
[Ẩn]Tập đoàn Samsung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có tổng hành dinh đặt tại Samsung Town, Seoul. Tập đoàn có nhiều công ty con, hầu hết hoạt động dưới thương hiệu Samsung, là tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc.
Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-Chul năm 1938, được khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ. 3 thập kỉ sau, tập đoàn Samsung đa dạng hóa các ngành nghề bao gồm chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ.
Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60, xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỉ 70. Sau khi Lee mất năm 1987, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn – tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ và Hansol. Từ thập kỉ 90, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn, đóng góp chủ yếu vào doanh thu của tập đoàn.
Tiến trình phát triển của Samsung luôn song hành với quan điểm : “Đóng góp kinh tế cho quốc gia”, “Ưu tiên cho nguồn nhân lực” và “Theo đuổi chủ nghĩa duy lý”. Mỗi một quan niệm đều tương ứng với những thời khắc quan trọng trong lịch sử của Samsung, phản ánh các giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp phát triển của Công ty, từ hãng chuyên về công nghiệp gia dụng trở thành hãng đi đầu về điện tử tiêu dùng toàn cầu.
Lịch sử ra đời
Thành lập vào năm 1938 bởi Lee Byung chul một thương nhân kiêm nhà tư bản công nghiệp. Tiền thân của đế chế này là một chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ chuyên kinh doanh buôn bán các loại thực phẩm khô như: gạo, cá khô, tạp hóa phẩm…
Qua 80 năm đóng góp và phát triển, Samsung đã dần khẳng định và trở thành thương hiệu đang tự hào của Đại Hàn. Không những thế, Samsung còn có mức độ ảnh hưởng đến sự định hình và phát triển đời sống, văn hóa, kinh tế chính trị tại đất nước này.
Xuất thân từ chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ và qua nhiều thương vụ sát nhập. Samsung đã thay đổi định hương vào những năm cuối của thập kỷ 60. Thay đổi về định hướng chiến lược kinh doanh phát triển thành công nghệ điện tử. Sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu Samsung là chiếc tivi trắng đen.
Samsung trong giai đoạn năm 1970 – 1980
Vào giai đoạn này Samsung đã gặp khá nhiều biến cố, đầu tiên là sự sát nhập của các công ty con. Năm 1987, Samsung đón nhận sự ra đi của Lee Byung Chul. Nên Samsung đã tách ra thành 4 tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ và Hansol. Cả 4 đều hoạt động riêng biệt theo từng lĩnh vực khác nhau cho đến tận hôm nay.
Cùng trong khoảng thời gian này, Samsung đã thực hiện những chiếc lược vươn ra tầm quốc tế về công nghệ điện tử và có nhiều thành công nhất định.
Samsung trong giai đoạn năm 1980 – 2000
Đây là khoảng thời gian vươn lên của tập đoàn Samsung ra thị trường thế giới với 3 lĩnh vực: điện tử, xây dựng và hóa chất. Vào năm 1992, Samsung đã vượt qua nhiều đối thủ để trở thành nhà sản xuất vi mạch nhớ lớn nhất thế giới. Và là nhà sản xuất vi mạch lớn thứ 2 sau Intel.
3 năm tiếp theo, Samsung tiếp tục ra mắt màn hình tinh thể lỏng lần đầu tiên. Trở thành bước đệm cho những siêu phẩm về sau.Vượt qua cuộc khủng hoảng năm 1997, Samsung đã mở rộng lĩnh vực thương mại sang chế tạo máy bay.
Samsung trong giai đoạn năm 2000 – 2015
Giai đoạn này được xem là khoảng thời gian phát triển mạnh mẽ của Samsung trên thị trường quốc tế. Thành tựu vô cùng huy hoàn và trở thành nhà cung cấp chính cho nhiều đơn vị sản xuất hàng đầu thế giới.
Samsung chính thức cạnh tranh với các hãng công nghệ trong việc sản xuất chip điện tử, vi bán dẫn. Cũng trong giai đoạn này, Samsung tập trung phát triển mọi lĩnh vực kể cả vệ tinh và khám phá không gian, vũ trụ.
Samsung từ năm 2016 đến nay
Từ năm 2016 đến nay, Samsung vẫn luôn dẫn đầu hàng loạt bảng xếp hạng về sức ảnh hưởng trên thị trường Châu Á nói riêng và thế giới nói chung.
Với nhiều phát minh công nghệ đột phá, Samsung trở thành thương hiệu đắt giá. Một thương hiệu toàn cầu lớn nhất Châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới. Vào năm 2020, Samsung vượt qua nhiều tên tuổi lớn trở thành thương hiệu được yêu thích nhất Châu Á trong 9 năm liền.
Các công ty con của Samsung
Samsung Electronics
Samsung Electronics là một công ty công nghệ thông tin và điện tử đa quốc gia có trụ sở tại Suwon và công ty hàng đầu của tập đoàn Samsung. Các sản phẩm bao gồm máy điều hòa, máy tính, TV kỹ thuật số, màn hình tinh thể lỏng (bao gồm bóng bán dẫn màng mỏng (TFT) và điod phát quang hữu cơ (AMOLED)), điện thoại di động, màn hình, máy in, tủ lạnh, chất bán dẫn và thiết bị mạng viễn thông.
Đây là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới theo số lượng đơn hàng trong quý đầu tiên của năm 2012, với thị phần toàn cầu là 25,4%. Đây cũng là nhà sản xuất chất bán dẫn lớn thứ hai thế giới vào năm 2011 (sau Intel).
Samsung Engineering
Samsung Engineering là một công ty xây dựng đa quốc gia có trụ sở tại Seoul, được thành lập vào tháng 1 năm 1969. Hoạt động chính là xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở dầu khí thượng lưu, nhà máy hóa dầu và nhà máy khí, nhà máy luyện thép; nhà máy điện, các cơ sở xử lý nước, và cơ sở hạ tầng khác.
Samsung Everland
Bao gồm ba lĩnh vực chính của môi trường & tài sản, văn hóa ẩm thực và khu nghỉ mát.
Samsung Fire & Marine Insurance
Samsung Fire & Marine Insurance là một công ty bảo hiểm đa quốc gia có trụ sở tại Seoul. Công ty được thành lập vào tháng 1 năm 1952 với tên gọi Anbo Fire and Marine Insurance của Hàn Quốc và được đổi tên thành Samsung Fire & Marine Insurance vào tháng 12 năm 1993.
Samsung Fire & Marine Insurance cung cấp các dịch vụ bao gồm bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm hàng hải, lương hưu và cho vay cá nhân.
Samsung Heavy Industries
Samsung Heavy Industries là một công ty đóng tàu có trụ sở tại Seoul, được thành lập vào tháng 8 năm 1974. Các sản phẩm chính của hãng là tàu chở hàng rời, tàu container, tàu chở dầu thô, tàu tuần dương, phà chở khách, thiết bị xử lý vật liệu thép và cầu.
Samsung Life Insurance
Samsung Life Insurance Co, Ltd là một công ty bảo hiểm nhân thọ đa quốc gia có trụ sở tại Seoul, được thành lập vào tháng 3 năm 1957 với tên gọi Bảo hiểm nhân thọ Dongbang (Dongbang Life Insurance) và trở thành công ty con của Samsung vào tháng 7 năm 1963. Hoạt động chính của Samsung Life cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm nhân thọ cá nhân.
Samsung Machine Tools
Samsung Machine Tools of America là nhà phân phối máy móc đặt tại Hoa Kỳ. Samsung GM Machine Tools có trụ sở chính tại Trung Quốc, là một công ty hợp nhất của SMEC.
Samsung Medical Center
Samsung Medical Center được thành lập ngày 9 tháng 11 năm 1994, theo triết lý “góp phần cải thiện sức khỏe quốc gia thông qua dịch vụ y tế tốt nhất, nghiên cứu y học tiên tiến và nhân viên y tế xuất sắc”. Trung tâm Y tế Samsung bao gồm bệnh viện và trung tâm nghiên cứu ung thư.
Kể từ khi thành lập đến nay, Trung tâm y tế Samsung đã kết hợp thành công và phát triển một mô hình tiên tiến với phương châm trở thành một “bệnh viện lấy bệnh nhân làm trung tâm”, một khái niệm mới tại Hàn Quốc.
Samsung SDI
Vào ngày 5 tháng 12 năm 2012, cơ quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu đã phạt Samsung SDI và một số công ty lớn khác do chữa giá của các ống tia catôt TV trong hai cartels kéo dài gần một thập kỷ.
Năm 2016, hàng loạt điện thoại Galaxy Note 7 phát nổ với nghi ngờ do chất lượng Pin khiến Samsung quyết định không dùng pin do SamsungSDI sản xuất.
Samtron
Samtron là một công ty con của Samsung cho đến năm 1999 khi nó độc lập. Sau đó, công ty tiếp tục làm cho màn hình máy tính và màn hình Plasma cho đến năm 2003, Samtron trở thành Samsung khi Samtron là một thương hiệu. Năm 2003, trang web được chuyển hướng đến Samsung.
Khách hàng chính
Samsung có thị trường mục tiêu rất lớn và đa dạng, và đã áp dụng chiến lược mục tiêu đa phân khúc. Samsung nhắm đến thị trường khách hàng bằng cách chia thành các phân khúc khách hàng khác nhau và đưa ra từng phân khúc sản phẩm khác nhau dựa trên đặc điểm chung của chúng.
Thị trường họ hướng đến là khách hàng từ 20 đến 65 tuổi hoặc thậm chí lớn hơn, miễn là người đó có khả năng mua và sử dụng các sản phẩm mà samsung cung cấp trên thị trường.
Thanh thiếu niên đến những người trưởng thành (14 -25 tuổi). Nhóm người tiêu dùng sản phẩm samsung trong độ tuổi này thường là khách hàng mục tiêu điện thoại thông minh của samsung. Vì họ chủ yếu là những người hiểu biết về công nghệ.
Người lớn (từ 26-50 tuổi). Nhóm mục tiêu cụ thể này nhắm đến phần lớn nhất trong thị trường mục tiêu của Samsung vì đây là nhóm người tiêu dùng có khả năng mua bất kỳ sản phẩm điện thoại nào mà Samsung cung cấp trên thị trường nhiều nhất có thể là điện thoại thông minh. Trong đó, mỗi dòng điện thoại Samsung Galaxy lại hướng đến những phân khúc khách hàng khác nhau. Cụ thể là:
Điện thoại Galaxy M dành cho phân khúc khách hàng tầm trung và bình dân, và chủ yếu hướng đến thế hệ Z, và những người trẻ thuộc thế hệ thiên niên kỷ – những người mua rất sành điệu, kiến thức và nghiên cứu cũng như đánh giá của họ về công nghệ và điện thoại khá phát triển.
Điện thoại Galaxy A Series hướng đến phân khúc khách hàng tầm trung và cận cao cấp
Galaxy S Series Galaxy Note Series, dành cho khách hàng ở phân khúc cao cấp.
Galaxy Fold và Galaxy Z Flip là những sản phẩm mở đầu kỉ nguyên điện thoại màn hình gập, với giá cao ngất ngưởng và hướng đến phân khúc khách hàng siêu cao cấp.
Các loại sản phẩm
Danh mục các loại sản phẩm của Samsung bao gồm Di động, TV & AV, Gia dụng, Màn hình, SmartThings.
Sản phẩm của Samsung bao gồm Di động
- Điện thoại thông minh
- Máy tính bảng
- Đồng hồ thông minh
- Phụ kiện
Sản phẩm của Samsung bao gồm TV & AV.
- TVs
- Lifestyle TVs
- Thiết bị nghe nhìn
- Máy chiếu
Sản phẩm Gia dụng
- BESPOKE
- Tủ lạnh
- Máy giặt
- Làm sạch không khí
- Máy hút bụi
- Dụng cụ nhà bếp
Sản phẩm Màn hình
- Màn hình thông minh
- Mình hình độ phân giải cao
- Màn hình cong
- Màn hình Odyssey
Sản phẩm SmartThings
- Làm việc tại nhà
- Thiết lập tâm trạng
- Sống xanh tại nhà
- Giữ gìn vóc dáng và sức khỏe
- Ứng dụng SmartThings
Quá trình phát triển logo
Logo Samsung ban đầu được thiết kế với mục tiêu đại diện cho một công ty phân phối thực phẩm, không phải một đế chế công nghệ.
Samsung khởi đầu đế chế kinh doanh của mình bằng việc cung cấp thực phẩm, là gạo, cá khô và mì cho nước láng giềng Trung Quốc và Mãn Châu Quốc. Từ những năm 1930, Samsung bắt đầu cung cấp thêm các loại rượu Vodka.
Logo Samsung đầu tiên này có hình chữ nhật, trông giống như một con tem bưu chính, với phông chữ tượng hình, màu sắc và thiết kế mang phong cách của một doanh nghiệp nhà nước. Trung tâm của logo là một hình tròn có chứa 3 ngôi sao 5 cánh và cây lúa mì, đại diện cho lĩnh vực kinh doanh của Samsung
Năm 1969 Samsung đã quyết định dùng tên thương hiệu là Samsung (chữ latinh), với mục tiêu cung cấp các thiết bị điện tử cho các quốc gia Châu Á và toàn Thế giới, logo Samsung mới sẽ đại diện cho công nghệ cao, vì lý do này logo được điều chỉnh, hình vuông chứa hình tròn với ba ngôi sao 5 cánh sửa đổi trở thành hình vuông chứa hình tròn 3 ngôi sao 4 cánh, đây là biểu tượng của Samsung, tên thương hiệu Samsung được đặt cạnh, bên phải biểu tượng.
Vào năm 1980, logo Samsung tiếp tục thay đổi khi công ty quyết định điều chỉnh biểu tượng ba ngôi sao 4 cánh không còn nằm trong hình vuông nữa, ba ngôi sao bốn cánh được tách rời độc lập nhưng vẫn được kết nối với nhau, phông chữ thay đổi dày hơn và chiều cao cũng được làm giảm lại so với mẫu logo Samsung năm 1969.
Logo Samsung 1993 đây chính là mẫu logo Samsung hình bầu dục màu xanh dương quen thuộc, đây là mẫu thiết kế logo Samsung đầu tiên loại bỏ đi những ngôi sao, nhưng ý nghĩa của những ngôi sao vẫn còn đó, chính là hình bầu dục, tượng trưng cho không gian, vũ trụ bao quanh những ngôi sao Samsung (tên thương hiệu).
Ngày nay logo Samsung được dùng nhiều nhất là thiết kế logo dạng Wordmark, chỉ sử dụng tên thương hiệu và loại bỏ hình ô van xanh dương,
Samsung từ nhà cung cấp mì sợi và thực phẩm, đã trở thành nhà cung cấp những thiết bị công nghệ hàng đầu thế giới. Samsung đã trở thành một đế chế toàn cầu,logo Samsung đã trở thành biểu tượng của sự thay đổi, không ngại khó khăn và minh chứng cho một dân tộc chăm chỉ, phát triển không ngừng.
Các tranh cãi & kiện tụng
Các vụ bê bối tài chính
Năm 2007, cựu giám đốc luật sư của Samsung, ông Kim Yong Chul, tuyên bố rằng ông đã tham gia hối lộ và chế tạo bằng chứng thay mặt cho chủ tịch tập đoàn Lee Kun-hee và công ty. Kim nói rằng các luật sư của Samsung đã huấn luyện các giám đốc điều hành để phục vụ như là những vật tế thần theo một “kịch bản” để bảo vệ Lee, mặc dù những người điều hành đó không tham gia.
Kim cũng nói với giới truyền thông rằng anh đã bị Samsung từ bỏ sau khi từ chối trả khoản hối lộ 3,3 triệu USD cho thẩm phán Tòa án liên bang Hoa Kỳ, trong đó hai giám đốc điều hành của họ bị kết tội vì tội kê khống giá vi mạch. Kim tiết lộ rằng công ty đã huy động một lượng lớn quỹ bí mật thông qua các tài khoản ngân hàng được mở bất hợp pháp dưới tên của tối đa 1.000 giám đốc điều hành Samsung – dưới tên của chính mình, bốn tài khoản đã được mở để quản lý 5 tỷ Won.
Lỗi đánh nhầm của Samsung 2018
Vào ngày 8 tháng 4 năm 2018 trong lỗi đánh máy nhầm của Samsung năm 2018, công ty đã nhầm lẫn cấp một khoản tiền khổng lồ cho nhân viên trong một kế hoạch sở hữu cổ phiếu. Lỗi này đã làm gián đoạn thị trường tài chính Hàn Quốc.
Kiện tụng
Theo các bảng báo cáo, năm 2006 Samsung đã bị kiện bởi các công ty 20th Century Fox, Paramount Pictures, Time Warner, Walt Disney và Universal Studios. Năm hãng phim lớn nhất Hoa Kỳ này cho rằng một trong các sản phẩm đầu DVD của Samsung đã không sử dụng công nghệ mã hóa.
Samsung tại Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn Samsung Electronics (Hàn Quốc) có 4 nhà máy đặt tại Việt Nam gồm: Samsung Electronics Vietnam (Samsung Bắc Ninh), Samsung Electronics Vietnam Thainguyen (Samsung Thái Nguyên), Samsung Display Vietnam và Samsung Electronics HCMC CE Complex.
Việt Nam hiện là trung tâm sản xuất lớn nhất của SamSung ở nước ngoài. Đồng thời tập đoàn SamSung cũng đã trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn công bố khoảng 17,7 tỷ USD. Hàng tỷ thiết bị được đưa ra thị trường toàn cầu từ các nhà máy tại Việt Nam năm 2019, mang lại doanh thu xuất khẩu 59 tỷ USD, tương đương khoảng 22% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.