Văn học trinh thám

Văn học trinh thám (tiếng Pháp : littérature détective) còn gọi là truyện tình báo. Là những tác phẩm văn học, thường là văn xuôi, có cốt truyện phức tạp, thường được xây dựng dựa trên việc khám phá tội ác bí ẩn nào đó, hoặc dựa trên việc trình bày tỉ mỉ những điều bí ẩn và lạ lùng gắn với số phận các nhân vật. Xung đột thường dựa vào sự đấu tranh giữa lí trí chính nghĩa và sức mạnh của cái ác, của bạo lực.

Nhà văn Mỹ E.A. Pô (1809 – 1849) được coi như người mở đầu cho văn học trinh thám.

Mẫu mực cổ điển của văn học trinh thám là những tác phẩm của U. Cô-lin-dơ (nhà văn Anh, 1824 – 1889), A. Co-nan – Đoi-lơ (nhà văn Anh 1859 – 1930), A. Cri-xti (nhà văn nữ người Anh, 1891 – 1976), G. Xi-mơ-nông (nhà văn Pháp, 1903 – 1989),…

Văn học trinh thám khi được phát triển ở nhiều nước, thường mang thêm các đặc điểm dân tộc và truyền thống văn học dân tộc. Về mặt thể loại, còn có thể phân biệt truyện tình báo chính trị, truyện tình báo châm biếm, truyện tình báo thể thao,…

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 1:13 Sáng ngày 16/01/2020