là thể loại văn học dân gian kể chuyện bằng văn vần, được diễn xướng dưới hình thức nói hoặc kể nhằm phản ánh kịp thời những người thực, việc thực tại một địa phương nhất định để bộc lộ thái độ khen chê của nhân dân.

Vè giống như một loại khẩu báo (báo miệng). Tính chất thời sự, tính chất kể chuyện, tính chất địa phương, tính chất mộc mạc, không trau chuốt là những đặc điểm chung nổi bật của vè.

Vè được làm theo nhiều thể văn vần khác nhau (như lục bát, song thất lục bát, thể hát giặm Nghệ Tĩnh,.. nhưng phổ biến nhất là thể lục bát.

Về đề tài, vè gồm hai loại chính: vè thế sự và vè lịch sử.

Vè thế sự (hay vè sinh hoạt) hướng về những chuyện hàng ngày trong đời sống gia đình, xã hội (như vè đi ở, vè chăn trâu, vè đám ma, về đào giếng, vè làm đình, vè hạn hán, lụt bão,…). Vè lịch sử hướng về những sự kiện và nhân vật có ảnh hưởng quan trọng và rộng lớn trong cả vùng hoặc cả nước (ví dụ : vè Vợ ba Cai Vàng, vè Bà Thiếu phó, vè Thất thủ kinh đô,…). Vè lịch sử và diễn ca lịch sử tuy có chỗ gần nhau (về nội dung, về sự dài hơi, …) nhưng khác nhau nhiều, cần phân biệt rõ. Vè dù là vè lịch sử hay vè sinh hoạt đều mang tính chất thời sự, nói về những người thực việc thực mà tác giả ít nhiều được trực tiếp chứng kiến (mắt thấy tai nghe). Còn lịch sử và diễn ca chỉ là sự kể lại bằng lời ca những sự kiện và nhân vật lịch sử đã diễn ra trong quá khứ (tác giả chỉ là người viết lại, kể lại chuyện cũ mà thôi).

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 1:25 Sáng ngày 16/01/2020