Tết Thường Tân và nguồn gốc, ý nghĩa phong tục

Tết Thường Tân chắc chắn vẫn còn khá lạ lẫm với nhiều người. Đây cũng là một ngày lễ quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt ta nhưng không phải ai cũng rõ. Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin liên quan đến Tết Thường Xuân trong bài viết dưới đây.

Tết Thường Tân là ngày nào?

Tết Thường Tân hay Tết Song Thập, Tết của thầy thuốc hoặc Tết Trùng Thập, Tết cơm mới là tên gọi chung của dịp tết này. Gọi là Tết Song Thập bởi vì diễn ra vào 10/10 theo lịch âm mà trong tiếng Hán Việt số 10 gọi là “thập“.

Ngày 10/10 âm lịch hàng năm được lấy làm ngày lễ Tết Thường Tân. Tại vùng nông thôn, ngày này thường rơi vào vụ gặt lúa của người dân.

Tet thuong tan 1
Tết Thường Tân diễn ra vào 10/10 âm lịch hàng năm

Nguồn gốc ngày Tết Thường Tân

Theo sách Dược lễ, vào ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch, cây thuốc tụ được khí âm dương, kết được sức tứ thời Xuân, Hạ, Thu, Đông tốt nhất. Do vậy, với các thầy thuốc, ngày này cực kỳ quan trọng.

Vào ngày Tết Thường Tân ở các vùng nông thôn của nước ta, người dân mỗi nơi lại có tập tục riêng. Có địa phương làm bánh giầy, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc. Nơi tổ chức tết Thường Tân với ý nghĩa là tết cơm mới để tưởng nhớ đến công của Tiên Nông và ăn mừng việc gặt hái vụ mùa đã xong nhưng có nơi lại coi tết này là của ông Đồng, bà Cốt. 

Theo truyền thuyết dân gian ta từ xưa, ông Đồng, bà Cốt là những người có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác của mình để giao tiếp với người còn sống. Ngày Tết Thường Tân thực chất là ngày lễ lớn của họ và thường làm cỗ bàn linh đình.

Nhà báo Phan Kế Bính chia sẻ: “phần nhiều là các nhà đồng cốt và nhà thầy thuốc mới ăn thôi. Nhưng về nhà quê cũng nhiều nơi ăn, có nơi ăn to lắm, như ở vùng phủ Hoài”. Điều này cho thấy, Tết Thường Tân cũng có ý nghĩa rất to lớn và nắm giữ vị trí không thể xem nhẹ trong truyền thống văn hóa dân tộc.

Ý nghĩa của Tết Thường Tân

Ăn mừng mùa gặt

Tục lệ ăn mừng lúa mới mùa gặt của người nông dân với mục đích để hậu tạ đất trời mang những hạt gạo quý giá cho họ.

Người dân ở khu vực miền núi phía Bắc hay cao nguyên Tây Nguyên, ngày tết 10/10 âm lịch rất có ý nghĩa. Đây là lễ hội mừng lúa mới được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh hạt thóc của “Giàng” ban cho dân làng. Người ta tôn thờ “Giàng” một vị linh thần của rừng núi.

Những dân tộc sống trên dãy núi Trường Sơn, mừng lúa mới là lễ hội ra đời sớm nhất trong các lễ hội của đồng bào nơi đây. Cuộc sống của đồng bào gắn liền với các ruộng lúa, ngô, khoai, sắn,… vì vậy nên lễ mừng lúa mới là một lễ hội thiêng liêng và mang ý nghĩa về mặt tâm linh vô cùng lớn đối với họ.

Tưởng nhớ đến tiên nông

Đây là một ngày để họ có thể dâng lễ cảm ơn đất trời đã giúp đỡ cho 1 năm mùa màng bội thu. Đồng thời cũng mong muốn đất trời tạo điều kiện cho năm mới làm ăn thuận lợi, mùa màng thu hoạch bội thu, mưa thuận gió hoà.

Trong ngày này người ta sẽ cúng trời đất, các vị thần sông, suối, núi, rừng và không thể thiếu đó là “Giàng” với mục đích cầu mưa thuận gió hòa. Mỗi gia đình đều lấy số lượng khách tới tham gia để so sánh, ai có đông người tới thì cảm thấy rất vinh dự và “mát mặt” với hàng xóm láng giềng. Sau khi kết thúc việc cúng thần, hồn lúa và tổ tiên các gia đình sẽ tập trung lại và cùng nhau đánh chiêng, trống, ca hát, nhảy múa,…

Đối với ngành y dược

Tết Thường Tân là một ngày hội tụ tinh hoa đất trời vào cỏ cây (đặc biệt là cây thuốc). Ngày này cũng được chọn là một ngày để nhớ ơn công lao của những người thầy thuốc. Những người tần tảo sớm hôm để giúp đỡ người bệnh khỏe mạnh.

Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lương y phải như từ mẫu”.

Phong tục, tập quán trong ngày Tết Thường Tân

Người dân ở những vùng nông thôn thường nấu các loại bánh làm từ gạo như: bánh bột lọc, bánh giầy, bánh dẻo, xôi, chè… để cúng cho bàn thờ tổ tiên. Sau đó, mang biếu cho hàng xóm và người thân cùng thưởng thức.

Ngoài ra, họ còn làm lễ cúng thần linh, thổ địa để cảm ơn đã phù hộ và giúp đỡ họ có được mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hoà,… Đó là một nét khá đặc sắc của Tết Thường Tân.

Đối với đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên hoặc Việt Bắc thì họ cũng có cúng thần và tổ tiên. Bên cạnh đó, họ còn mời mời bà con họ hàng đến tổ chức múa hát, ăn uống, chung vui cùng, bên cạnh đó, họ còn tổ chức cúng cơm.

Đối Người Tày thì hay cúng một bát nước với bông lúa đẹp nhất bên trong với hi vọng mùa màng bội thu. mâm cơm của người Thái có 2 con gà trống, 1 con gà mái, lươn, ếch, nhái, rượu, cơm,…

Gợi ý các món ăn trong ngày Tết Thường Tân

Các món ăn trong mâm cỗ cúng Tết Thường Tân và để tiếp đãi bạn bè, người thân thường thấy như: 

  • Bánh bột lọc

Tết Thường Tân làm bánh bột lọc nhân tôm thịt cho mâm cúng được nhiều gia đình lựa chọn. Bánh có vị ngọt từ tôm và vị đậm đà từ thịt đặt cạnh cùng nước mắm pha với ít đường và ớt thì cực kỳ bắt mắt cho bữa ăn.

  • Cơm lam ống tre

Cơm là món làm từ gạo, từ tinh hoa của đất trời, cơm lam thì mang mùi vị thơm ngon hơn. Hạt gạo khi lam trong ống tre mang hương thơm hơn pha với mùi hương của ống tre, hạt cơm sẽ ngọt hơn, dẻo và bùi cùng với lớp muối vừng (mè) mặn mặn cực kỳ ngon miệng.

  • Bánh đúc lạc

Loại bánh đúc lạc dân dã khá dễ làm. Bánh có nguyên liệu là từ bột gạo lọc, đậu phộng. Khi ăn sẽ có vị bùi bùi, thơm ngon và mát. Bánh đúc lạc đặt trên mâm cúng vào ngày này thì cực kỳ đẹp mắt và hợp lý.

  • Rượu táo mèo

Rượu táo mèo là loại thức uống quen thuộc với người dân Tây Bắc rất nhiều. Đó là quả táo mèo được ngâm cùng với rượu thơm, vị siêu đậm đà và không phải loại rượu nào cũng có thể sánh được. Vì là một loại rượu ngon nên khi có dịp quan trọng hoặc đặc biệt mới dùng để đãi tiệc hoặc mời khách.

  • Bánh giầy

Một trong những món phổ biến vào dịp Tết Thường Tân là món bánh giầy. Bánh được làm từ hạt gạo nên có thể được xem là tinh hoa của đất trời. Bánh có màu trắng tinh khiết, ăn vào thì rất dẻo và thơm.

  • Gà nướng đất sét

Món gà nướng đất sét mới lạ, món này thì thịt gà sẽ chín mềm, thơm mùi khói bếp, gà bên ngoài sẽ vàng ươm. Vì thế khi đặt trưng bày lên mâm cúng thì không còn gì đẹp bằng.

  • Chè kho

Chè kho được làm từ đậu xanh rất ngon và thơm. Chè kho thường xuất hiện trên mâm cúng của các gia đình người Việt. Chè được làm từ đậu xanh và đường nên món ăn này vô cùng dân dã và dễ làm.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 4:27 Chiều ngày 17/08/2023