Thời gian hiện tại trần thuật (tiếng Anh : the past / the present) là thời gian mà hành vi trần thuật phát sinh là thời hiện tại; thời gian mà sự kiện được trần thuật phát sinh là hiện tại được trần thuật.
Trong trần thuật bằng văn học cả hai thời gian trên đều là hư cấu, nhưng chúng đều là các độ đo thời gian chủ yếu mà văn bản trần thuật dựa vào. Trần thuật theo ý nghĩa vốn có của nó là một hành vi hồi cố. Sự kiện được trần thuật bao giờ cũng là cái đã xảy ra.
Ngoài tình huống ngoại lệ ra, hiện tại trần thuật bao giờ cũng là xảy ra sau cái hiện tại được trần thuật. Do đó mà sản phẩm của trần thuật được gọi là “cố sự” hay là “lịch sử”. Giơ-nét-tơ không tán thành điểm này, bởi theo ông, trần thuật có thể là kể việc đã xảy ra, có thể kể việc trước khi nó xảy ra (thuộc về tương lai), hoặc đang khi xảy ra, hoặc đan xen các sự việc đó với nhau.
Nhưng xét kĩ ra chúng đều là kể việc sau khi đã xảy ra cả, chỉ khác nhau ở chỗ khoảng cách giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật rất ngắn mà thôi. Chỉ có cách kể theo “ngôi thứ hai” là cách kể gây hiệu quả đồng thời. Tiểu thuyết viễn tưởng kể về tương lai, nhưng xét kĩ, thời hiện tại của trần thuật ấy cũng thuộc vào một tương lai xa hơn. Thời gian hư cấu không liên quan gì tới thời gian thực tại. Do đó thời gian hư cấu được biểu diễn theo hình vẽ dưới đây:
Thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật thuộc vào các tầng bậc khác nhau :
Người kể nhiều khi dùng cái hiện tại trần thuật để chứng minh cái hiện tại được trần thuật. Ví dụ truyện Thánh Gióng kể: “những vết chân ngựa nay thành những hồ liên tiếp”. Sự phân biệt hiện tại trần thuật và hiện tại được trần thuật cũng tạo thành sự phân biệt của người kể chuyện ngôi thứ nhất.