Phong cách công nghiệp

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp là gì?

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp (Industrial) ra đời vào những năm đầu của thế kỷ 20, tại Tây Âu, khi mà các nhà máy bị bỏ hoang nhiều. Khi đó, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, những nhà máy này trở thành khu tái định cư. Các kiến trúc sư đã tận dụng những gì có sẵn để tái tạo nhằm tạo nên không gian sống tiện nghi cho cư dân. Kết quả là họ đã sáng tạo nên những không gian sống hiện đại, tinh tế, độc đáo và cực kỳ phá cách.

Từ đó trở về sau, phong cách thiết kế nội thất industrial không ngừng được phát triển và hoàn thiện với những ý tưởng mới lạ, độc đáo dựa trên những nét đặc trưng cơ bản của phong cách này.

Đặc điểm của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Để biến hóa một không gian thô sơ thành một tác phẩm độc đáo, hiện đại đòi hỏi người thiết kế phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định của phong cách. Dưới đây là những đặc trưng riêng biệt của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp bạn cầm nắm rõ khi thiết kế nhà ở theo phong cách này.

Thiết kế tường thô

Những bức tường gạch hay tường bê tông thô, để lộ đường ống nước chạy quanh không gian nhà mà không cần che chắn chính là các chi tiết thô đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp.

Tận dụng ánh sáng

Đặc trưng của phong cách nội thất công nghiệp là không gian mở rộng từ cửa sổ, cửa chính để tận dụng ánh sáng tối đa, cũng như đón gió tự nhiên tốt hơn. Nhằm tạo sự thông thoáng và gia tăng bảo vệ sức khỏe của gia chủ.

Màu sắc mộc, tối đặc trưng

Gam màu chủ đạo trong phong cách Industrial là các màu sắc mộc, tối, trầm từ các chất liệu gỗ. Những màu sắc này đem lại sự gần gũi và toát lên được sự mạnh mẽ trong thiết kế. Hơn nữa những gam màu này còn đem lại đẳng cấp, sự huyền bí. Do vậy phong cách này có thể chinh phục những người có tâm hồn mạnh mẽ phóng khoáng.

Chất liệu thi công công nghiệp

Các chất liệu thi công đặc trưng của phong cách Industrial thường mang đậm chất công nghiệp như bê tông, gạch, thép, gỗ, kính,… để tạo nên bề mặt thô mạnh mẽ. Ở phong cách này bạn sẽ thấy những tấm gỗ thô không được mài dũa tinh tế ốp lên trên tường cũng sẽ đẹp, sang trọng và ấn tượng không kém những bức tường ốp đá cao cấp.

Đồ nội thất đường nét mạnh mẽ

Một điểm tạo nên cá tính mạnh trong phong cách kiến trúc công nghiệp đó là các đồ nội thất chuộng các loại có đường nét thẳng, gọn gàng, tinh giản toát lên được tinh thần phóng khoáng và cá tính của người dùng. Những đồ nội thất chủ yếu là các vật dụng hiện đại để đảm bảo thiết kế thô đơn giản nhưng không thiếu sự tiện nghi của cuộc sống.

Thiết kế cầu thang thép

Đặc trưng không thể không nhắc đến của phong cách Industrial trong thiết kế nội thất đó là cầu thang bằng thép. Không sử dụng bê tông để xây cầu thang, kiểu trang trí này sử dụng cầu thang xương cá bằng thép hoặc khung thép với bậc cầu thang gỗ thịt tạo nên một điểm ấn tượng độc đáo cho thiết kế tổng thể. Đơn giản, mạnh mẽ chính là cảm giác bao trùm một ngôi nhà hơi hướng nội thất công nghiệp kể cả ở những hạng mục phụ như lối đi cầu thang.

Một số mẫu thiết kế nội thất phong cách công nghiệp

industrial lving room industrial bachelor pad nina williams interiors img 3d8150570cd34905 14 2945 1 8bfbf66 phong cach industrial 01 hinh anh hoa minh voi thien nhien cung voi phong cach thiet ke noi that organic so 2 1630467717  cac mau thiet ke noi that phong cach industrial 1 image11 image8 image17 8 c775cb48391585.58971af6ae42e

Chuyên mục: Kiến trúc.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 2:58 Chiều ngày 25/04/2023