Kiến trúc cổ điển

Các phong cách Kiến trúc
từ xưa đến nay

Kiến trúc cổ điển

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc Romanesque

Kiến trúc Gothic

Kiến trúc Phục Hưng

Kiến trúc Baroque

Kiến trúc Rococo

Kiến trúc Tân cổ điển

Kiến trúc hiện đại

Kiến trúc Hậu hiện đại

Kiến trúc cổ điển mang một vẻ đẹp xa hoa, quý phái, lộng lẫy khác biệt. Đặc biệt, kiến trúc cổ điển thích hợp cho những con người ưa sự hoài cổ, tính truyền thống. Họ là những con người hướng đến sự hoàn hảo. Những nguyên tắc khắt khe trong từng chi tiết giúp tạo nên tỷ lệ vàng cho nét đẹp hoàn mỹ trong từng công trình.

Nguồn gốc

Trường phái kiến trúc cổ điển được bắt nguồn từ kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại. Sau khi Đế chế Tây La Mã sụp đổ, kiến trúc của một thời hoàng kim này cũng không còn được thực hiện ở Tây Âu. Về phía Đế quốc Byzatine (Đông La Mã), kiến trúc cổ đại sớm phát triển thành một phong cách kiến trúc riêng biệt – Byzatine.

Nhìn chung, phong cách cổ điển phát triển mạnh ở thời kỳ Phục Hưng. Sau đó đến chiến tranh thế giới thứ hai, nó nhanh chóng đem tới tầm ảnh hưởng quy mô rộng. Cho đến ngày nay, kiến trúc cổ điển vẫn được giữ vững.

Kiến trúc cổ điển
Tòa nhà Maison Carrée của Pháp

Đặc trưng

Thiết kế cân bằng, đối xứng

Đặc trưng nổi bật trong thiết kế của kiến trúc cổ điển là bố cục phải theo nguyên tắc đối xứng và cân bằng. Những chi tiết thường được bố trí đối xứng nhau thông qua một trục giữa. Nhờ đặc trưng này mà các công trình trở nên sang trọng và hài hòa hơn rất nhiều.

kien truc co dien hinh anh2
Nhà hát Opéra GarnierMột ví dụ điển hình về đặc trưng thiết kế cân bằng đối xứng

Đặc trưng với hình khối cột

Kiến trúc cổ điển rất dễ nhận ra, bởi thiết kế sử dụng nhiều hệ thống hình khối cột. Trong đó, phổ biến là thức cột Doric, thức cột Ionic và Corinth. Sở dĩ được sử dụng nhiều, bởi những thức cột này mang lại vẻ đẹp như trong thần thoại. Các công trình sẽ trở nên duyên dáng và trang trọng hơn.

Màu sắc trong thiết kế

Kiến trúc cổ điển thường ưu ái những gam màu mang tính tự nhiên. Những màu sắc phổ biến như xám, vàng, trắng hay nâu trầm của gỗ… Các chi tiết chạm trổ cầu kỳ nổi bật trên nền trắng, tạo nên vẻ lộng lẫy và lung linh hơn rất nhiều. Hay màu nâu trầm sẽ tạo cho người nhìn cảm giác hoài cổ, sâu lắng…

Như vậy, có thể nói màu sắc trong kiến trúc cổ điển không tự tạo ra điểm nhấn; mà nó làm nền cho các chi tiết cầu kì, nổi bật lên vẻ đẹp hoàn mỹ vốn có.

Chi tiết đầy tính nghệ thuật

Một đặc trưng khác của kiến trúc cổ điển chính là sự tỉ mỉ trong từng đường nét, chi tiết. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những đường nét vuông vức hoặc phá cách trong kiến trúc. Đó có thể là những đường nét uốn lượn điêu luyện, hay đường bo cong đầy tinh tế, hoặc tinh tế từ những bức phù điêu. Tất cả sẽ mang lại cho người nhìn cảm giác dễ chịu, mềm mại, cùng vẻ đẹp hoa lệ cho công trình.

Một số phong cách kiến trúc cổ điển

Kiến trúc cổ điển Pháp

Đây là một trong những cái nôi bảo tồn phong cách cổ điển cổ đại, cũng như góp phần sáng tạo ra các phong cách kiến trúc mới ấn tượng. Kiến trúc cổ điển Pháp có thể nói đã kế thừa những nét đẹp từ kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã. Kế thừa những kiến thức căn bản như thức cột Doric, Ionic… và cả kiến thức tiến bộ của người La Mã (Toscan và Compozit).

Bên cạnh kế thừa, kiến trúc Pháp còn kết hợp với bản sắc văn hóa Pháp và hơi thở thời đại. Từ đó tạo ra những công trình kiến trúc mang nét đẹp rất riêng. Những tinh hoa này lan rộng cả Châu Âu và ở Việt Nam cũng vậy.

Kiến trúc cổ điển Châu Âu

Kiến trúc cổ điển Châu Âu ra đời vào khoảng thế kỉ 17, 18. Trải qua nhiều biến động từng thời kỳ, đi qua nhiều lối kiến trúc Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà… đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển.

Kiến trúc này lưu giữ lại những nét đẹp thần thoại của Hy Lạp – La Mã: đặc trưng thức cột và chi tiết phù điêu đắp nổi nghệ thuật, tỉ mỉ. Tuy nhiên, nét khác biệt ở đây chính là không bó buộc các thiết kế theo một khuôn mẫu hay kiểu dáng nhất định. Thay thế vào đó là chú trọng sự sáng tạo, kết hợp chặt chẽ với không gian tạo ra tính thực dụng cao nhất có thể. Kiến trúc cổ điển Châu Âu luôn mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng mà tinh tế.

kien truc co dien hinh anh3
Đại diện tiêu biểu cho kiểu kiến trúc cổ điển Châu Âu

Kiến trúc cổ điển Roman

Lối kiến trúc này lại chú trọng sự hài hòa với môi trường xung quanh, tạo nên sự gần gũi, rất dễ chấp nhận. Những chi tiết trong thiết kế như mái vòm cong trên cửa sổ, đường kẻ chỉ, thức cột… thường xuất hiện một cách nhẹ nhàng. Sự xuất hiện vừa đủ tạo nên sự cổ điển mà vẫn hòa hợp với không gian, không gây ra sự nhập nhằng khó hiểu.

Kiến trúc cổ điển là một trong những trường phái kiến trúc có thời gian phát triển lâu đời. Đến nay sự ảnh hưởng của nó cũng không hề nhỏ. Một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho vẻ đẹp công trình hoàn hảo thì kiến trúc cổ điển vẫn được nhắc đến đầu tiên.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 2:52 Chiều ngày 25/04/2023