Kiến trúc Tân cổ điển

Các phong cách Kiến trúc
từ xưa đến nay

Kiến trúc cổ điển

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc Romanesque

Kiến trúc Gothic

Kiến trúc Phục Hưng

Kiến trúc Baroque

Kiến trúc Rococo

Kiến trúc Tân cổ điển

Kiến trúc hiện đại

Kiến trúc Hậu hiện đại

Kiến trúc Tân cổ điển
Kiến trúc Tân Cổ Điển

Bảo tàng Altes tại Đức – công trình Tân cổ điển đặc trưng

Với sự kế thừa, phát huy và sáng tạo từ những chất liệu của các thời kỳ trước, kiến trúc tân cổ điển mang trong mình một vẻ đẹp tinh tế và cũng rất phù hợp với thời đại.

Khái niệm phong cách kiến trúc tân cổ điển

Kiến trúc Tân cổ điển bắt đầu vào giữa thế kỷ 18, khi các kiến trúc sư nghiên cứu các công trình kiến trúc cổ điển tiêu biểu của các phong cách Hy Lạp, La Mã, Phục Hưng, Baroque hay chủ nghĩa Cổ điển Pháp thế kỷ 17-18.

Phong trào này phục hưng những giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc của Kiến trúc Cổ điển nhưng ở phiên bản đơn giản hơn, kết hợp sử dụng vật liệu, màu sắc mang xu hướng hiện đại để tạo nên những công trình sang trọng và tinh tế.

Sự phát triển của Kiến Trúc tân cổ điển

Sau khi hình thành, Kiến trúc Tân cổ điển đã lan rộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ. Nhiều công trình nổi tiếng đã được thiết kế theo phong cách này như: thánh địa hồi giáo Stourhead House (Palladian), biệt thự Woburn Abbey (Anh), bảo tàng Altes (Đức), nhà hát Red Army (Nga)…

Đặc điểm Kiến trúc Tân cổ điển

Thức cột cổ điển

Phong cách Kiến trúc Tân cổ điển thường sử dụng thức cột Ionic truyền thống. Những cột trụ này là trụ chính của công trình, mang nhiều chi tiết đối xứng và chạy dọc hết chiều cao của tòa nhà, tạo cảm giác kiên cố và vững chãi. Các thức cột trong kiến trúc tân cổ điển được thiết kế đơn giản với phần đầu cột điêu khắc hoa văn và phần thân cột để trơn.

Hình khối kiến trúc

Hình khối kiến trúc được biến tấu đa dạng hơn về không gian để phù hợp với mục đích sử dụng, nhưng đảm bảo đối xứng và cân đối. Ánh sáng trong thiết kế cũng được tăng lên, chiều và góc nhìn được mở rộng.

Trang trí

Kiến trúc Tân cổ điển có xu hướng nhấn mạnh vào các mảng tường và chân cột chứ không phải ở khối lượng tác phẩm điêu khắc. Hoa văn trang trí cũng được tinh giảm, mặt đứng thường tối giản, không quá màu mè tạo sự đơn giản, sang trọng.

Thiết kế nội thất Tân cổ điển

Thiết kế nội thất Tân cổ điển có một đặc trưng nổi bật là chia các không gian theo chuẩn tỷ lệ vàng bằng các chi tiết phào chỉ, và tập trung nhiều nhất vào các bức tường. Việc chia một không gian theo tỷ lệ vàng mang đến cái nhìn hài hòa và đầy chất nghệ thuật cho công trình.

Các món nội thất Tân cổ điển cũng không quá cầu kỳ, tinh xảo như phong cách Cổ điển. Chúng được thiết kế nhẹ nhàng, đơn giản với những đường cong tinh tế, không mang lại vẻ đẹp hào nhoáng, choáng ngợp mà vừa đủ thanh tao, sang trọng. Sự phối hợp ăn ý giữa các mặt phẳng, sự đối xứng, màu sắc hay đường cong của nội thất làm nên nét quyến rũ riêng cho phong cách tân cổ điển.

Tại Việt Nam, phong cách Kiến trúc Tân cổ điển cũng được áp dụng nhiều trong các thiết kế các tòa nhà Quốc hội, nhà hát, biệt thự hay cả nhà phố. Những công trình này thể hiện sự bề thế, sang trọng và mang nét đẹp vượt thời gian.

Câu hỏi thường gặp

Điểm giống nhau giữa nội thất Phong cách Tân cổ điển và Cổ điển?

Thiết kế nội thất phong cách Tân cổ điển và phong cách Cổ điển đều mang cảm hứng từ phong cách thiết kế nội thất lâu đài của quý tộc, vua chúa. Là sự đảm bảo và kết hợp tuyệt vời giữa tiện ích và nghệ thuật, nhưng vẫn đảm bảo đồng bộ và chính xác, tỉ mỉ ở từng chi tiết nhỏ.

Điểm khác nhau giữa nội thất Phong cách Tân cổ điển và Cổ điển?

Nội thất Cổ điển: Nổi bật trong sự tỉ mỉ trong từng chi tiết, thậm chí là ở chi tiết rất nhỏ thể hiện sự cầu kỳ, tinh xảo, lộng lẫy và xa hoa. Nó thể hiện sự khéo léo và tinh tế của người nghệ nhân thực hiện. Nội thất Cổ điển mang các giá trị truyền thống xưa, thường sử dụng màu sắc nhã nhặn hay trầm tối, và chất liệu sử dụng thường là gỗ và sắt.
Nội thất Tân cổ điển: Tuy có kế thừa từ nội thất Cổ điển, nhưng ngoài sự cầu kỳ của nội thất Cổ điển, còn có sự khoáng đạt của phong cách Hiện đại. Chính vì vậy, mà ở nội thất Tân cổ điển ta có thể thấy những đường nét thanh thoát, nhẹ nhàng và hoa văn giản di hơn. Không gian trông sẽ tươi mới hơn, nhờ màu sắc tươi sáng hơn cùng với sự đa dạng về chất liệu sử dụng.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 2:48 Chiều ngày 25/04/2023