Kiến trúc Việt Nam

Các phong cách Kiến trúc
từ xưa đến nay

Kiến trúc cổ điển

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc Romanesque

Kiến trúc Gothic

Kiến trúc Phục Hưng

Kiến trúc Baroque

Kiến trúc Rococo

Kiến trúc Tân cổ điển

Kiến trúc hiện đại

Kiến trúc Hậu hiện đại

Kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tạo ra nét riêng biệt, đặc trưng không lẫn với những nền văn hóa khác. Kiến trúc Việt Nam là kiểu xây dựng của người Việt và hình thành từ rất sớm đáp ứng nhu cầu về ở, làm việc, an ninh quốc phòng, văn hóa, … Kiến trúc của Việt Nam phát triển gắn liền với điều kiện môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế – xã hội.

Đặc điểm của kiến trúc Việt Nam mang tính giản dị, khiêm tốn, nhẹ nhàng và khoáng đạt.

Các thời kỳ kiến trúc chính

Kiến trúc cổ đại

Là những công trình kiến trúc được xây dựng từ trước khi có ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Khi đó, con người biết dựng nhà tranh để ở và sàn cao để tránh thú dữ. Cùng với quá trình phát triển hệ thống thành, quách được xây đắp với mục đích về quân sự. Tiêu biểu là hệ thống thành Cổ Loa hình xoắn ốc được đắp bằng đất dưới thời An Dương Vương. Đây là kiến trúc thành đầu tiên của người Việt.

Kiến trúc Việt Nam - Thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa

Kiến trúc Trung đại

Kiến trúc Việt Nam vào thời kỳ này có ảnh hưởng từ  khi văn hóa Trung Hoa du nhập từ thế kỷ 19 trở về trước. Các công trình kiến trúc cổ Việt Nam có sự đa dạng về loại hình và quy mô phản ánh đời sống kinh tế – xã hội và phù hợp với mục đích sử dụng. Đó là hệ thống nhà ở, thành quách, cung điện, đền chùa,… Kiến trúc ở thời kỳ này đã đạt được trình độ cao và có sự khác biệt về thiết kế.

Vật liệu xây dựng thường là các vật liệu có sẵn ở địa phương như: tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá…,sau này còn có các vật liệu khác như gạch, ngói, sành,sứ…

Kiến trúc truyền thống được xây dựng kiên cố, vững chắc dựa trên sự tính toán và sử dụng hợp lý những vật liệu. Bố cục hình dạng, kích thước kiến trúc có cơ sở nghệ thuật và tính khoa học rõ ràng nhất để lại những công trình có giá trị cao.

Màu sắc trong thiết kế kiến trúc cổ thường sử dụng những gam màu mang tính tự nhiên. Những màu sắc phổ biến như vàng, nâu, xám hay nâu trầm của gỗ nên cảm giác hoài cổ, sâu lắng….

Trải qua quá trình phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam thời trung đại thể hiện những nét riêng biệt và độc đáo.

Trước thời Ngô

Khi Hoa Hạ cướp nước, văn hóa Việt dần ảnh hưởng của văn hóa Hoa Hạ trong đó có ảnh hưởng về mặt kiến trúc. Các thành lũy, dinh thự và nhà cửa xây dựng theo kiểu kiến trúc Hoa.

Thời Lý

Kiến trúc Việt Nam đã có một thời gian dài ảnh hưởng của Hoa Hạ. Cung điện được xây dựng bằng gỗ, phần mái lợp bằng ngói men trắng, men xanh. Thời Lý kiến trúc đã đạt được trình độ cao: thành lũy xây đắp bằng đất, gạch. Cung điện lầu gác bằng gỗ cao to, được tô màu, mái lợp ngói cổng có tượng lá đề, đầu rồng, đầu phượng,…trang trí. Người dân dựng nhà thường từ các vật liệu tranh, tre, vách đất.

Thời Trần

Kiến trúc Việt Nam có sự kế thừa và phát triển từ thời Lý. Kiến trúc thời kỳ này thường được bố cục ba dãy nhà gồm tiền đường, thiên hương, thượng điện và sân vườn, cây cảnh. Công trình nổi bật còn sót lại dưới thời Trần là tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) và tháp Phổ Minh (Nam Định).

Kiến trúc Việt Nam - Tháp Phổ Minh mang đậm phong cách kiến trúc thời Trần
Tháp Phổ Minh mang đậm phong cách kiến trúc thời Trần

Thời Hồ

Là loại hình kiến trúc được kế thừa từ thời Lý – Trần. Thời Hồ có công trình kiến trúc thành nổi bật nhất là thành Tây Đô dựng bằng đá, cổng thành mái vòm, ở đây tìm được cổ vật giống cổ vật thành Thăng Long.

Thời Lê

Kiến trúc thời kỳ này thể hiện tiêu biểu qua các cung điện bằng gỗ, lợp ngói men vàng, men xanh. Đặt biệt, thời kỳ này nghệ thuật dân gian rất phát triển và được sử dụng trong những hình chạm khắc trên đình, chùa. Công trình nổi bật còn sót lại là đình Bảng (Bắc Ninh), chùa Tây Phương (Hà Nội), phố cổ Hội An (Quảng Nam).

Cổng thành Hà Nội thời Nguyễn, với bệ đá từ hoàng thành Thăng Long thời Lê Trung Hưng

Thời Nguyễn

Kiến trúc có ảnh hưởng của văn hóa Pháp. Cung điện lầu gác bằng gỗ tô màu rực rỡ, mái lợp ngói men vàng, men xanh. Miền Bắc nhà ở của người dân thường dựng từ gỗ hoặc nhà tranh. Miền Trung dân dựng nhà rường. Số gian được nhà nước quy định.

Kiến trúc thời Nguyễn được thể hiện rõ nét qua công trình Ngọ môn Huế
Kiến trúc thời Nguyễn được thể hiện rõ nét qua công trình Ngọ môn Huế

Kiến trúc cận – hiện đại Việt Nam

Thời kỳ thuộc pháp

Là loại hình kiến trúc ra đời vào đầu thế kỷ 20, khi các kiến trúc sư Pháp mang phong cách kiến trúc Hiện đại quốc tế đến Việt Nam cùng với kiến trúc Cổ điển Pháp. Về mặt nguyên vật liệu xây dựng đã có sự thay đổi rõ nét. Bên cạnh việc sử dụng các nguyên liệu xây dựng truyền thống thì Xi măng, sắt thép, bê tông… đã được sử dụng. Kiến trúc thời kỳ này có đặc điểm cao to rộng, cầu kì, lộng lẫy, giản dị nhưng sang trọng.

Trong giai đoạn này, có 2 dòng kiến trúc ở Việt Nam đó là kiến trúc Việt và kiến trúc Việt – Tây.

Kiến trúc phương Tây có các công trình nổi bật là Nhà hát lớn Hà Nội, nhà thờ Đức Bà, biệt thự cổ,… do các kiến trúc sư phương tây thiết kế. Các công trình theo lối kiến trúc này thường có hình khối vững chắc và có tính đối xứng. Màu sắc có xu hướng đơn giản với các gam màu như: trắng, vàng, xanh.

Kiến trúc Việt Nam - Nhà hát lớn Hà Nội
Nhà hát lớn Hà Nội

Kiến trúc Việt – Tây: là sự pha trộn giữa kiến trúc phương tây hiện đại với kiến trúc truyền thống phù hợp với văn hoá của người Việt. Đó là các công trình tiêu biểu như: Dinh Độc Lập, Thư viện Khoa học Tổng hợp, Hồ Con Rùa, v.v.

Tất cả những công trình này, thiết kế bởi các kiến trúc sư Việt Nam. Tuy ảnh hưởng của kiến trúc phương tây nhưng nó mang một dáng dấp khác biệt so với kiến trúc hiện đại thế giới.

Kiến trúc Việt Nam giai đoạn hiện nay

Thời nay phong cách kiến trúc hiện đại của Việt Nam có lẽ rõ nhất trong các công trình nhà ở, các khu chung cư và các tòa nhà cao tầng. Đặc trưng nổi bật là sự đơn giản hóa các chi tiết nhưng vẫn giữ được yếu tố công năng. Lối kiến trúc hiện đại vừa thể hiện được tính thẩm mĩ cao đồng thời còn đảm bảo tính khoa học, các yếu tố về nhu cầu, mục đích và tính cách của chủ nhân.

Kiến trúc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển. Lối kiến trúc Việt Nam ở mỗi thời kỳ có sự ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa nhất định song vẫn mang đặc trưng văn hóa riêng của Người Việt.

Cùng với quá trình hội nhập và phát triển, kiến trúc Việt Nam vẫn giữ gìn được các công trình cổ mang dáng dấp thời gian. Đồng thời, cũng xuất hiện những công trình kiến trúc hiện đại được giới kiến trúc thế giới ghi nhận và đánh giá cao như: cầu Vàng (Đà Nẵng), Nhà 5 khối phủ cây cảnh (Hồ Chí Minh), Tổ hợp Nhà Tre (Vĩnh Phúc),…

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 2:59 Chiều ngày 25/04/2023