Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Các phong cách Kiến trúc
từ xưa đến nay

Kiến trúc cổ điển

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc Romanesque

Kiến trúc Gothic

Kiến trúc Phục Hưng

Kiến trúc Baroque

Kiến trúc Rococo

Kiến trúc Tân cổ điển

Kiến trúc hiện đại

Kiến trúc Hậu hiện đại

Hy Lạp được đánh giá là cái nôi của văn minh thế giới. Do đó nền kiến trúc cũng là một trong những dấu ấn khó quên của nhân loại. Nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại với đường nét, phong cách, đặc trưng… luôn có sức ảnh hưởng lớn đến kiến trúc thời đại. Vậy lối kiến trúc này có màu sắc như thế nào?

Sự hình thành của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Kiểu kiến trúc này ra đời ở vùng đất miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum, khu vực Tiểu Á, ven biển Bắc Hải, Ý, Sicilia, Ai Cập và Tây Ban Nha.

Hy Lạp cổ đại lúc bấy giờ, công trình thường được xây dựng thành kiến trúc dân dụng và  các quần thể kiến trúc thánh địa. Trong đó, kiến trúc dân dụng là dạng như các quảng trường công cộng, nó được gọi là agora. Quần thể kiến trúc thánh địa là hệ thống gồm nhiều đền đài được xây dựng ở các khu đồi cao, chúng được gọi với cái tên là acropol.

Hình ảnh tiêu biểu của kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Hình ảnh tiêu biểu của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Agora

Các công trình kiến trúc dân dụng có diện tích chiếm tỉ lệ khoảng 5% diện tích đất của thành phố. Những agora thời kỳ đầu thường có hình dạng bất quy tắc, sau đó từ thế kỷ 4 TCN trở đi, agora đã có hình dáng hình học nhất định. Cũng trong thời gian này, agora được xây dựng với các hàng cột thức hai tầng bao quanh. Vị trí trang trọng ở giữa agora dùng để đặt bàn thờ và các tượng thần. Một số agora quan trọng mà chúng ta có thể nói đến như agora ở Miletus, Asoss, Knid…

Acropol

Đối với những quần thể kiến trúc thánh địa – acropol thì được xây dựng thêm nhà hát ngoài trời và có bậc thềm dốc ở khu vực chân núi. Một số acropol nổi tiếng như acropol ở Athena, ở Paestum hay Bergama.

Quá trình phát triển của nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại có sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Sự phát triển này thể hiện rõ qua từng giai đoạn, thông qua các công trình đền thờ có đặc trưng là cột chạy vòng bên ngoài. Theo thời gian, đền đài dần trở nên phức tạp, nhiều chi tiết hơn trong thiết kế cột chạy vòng.

  • Dạng cột Distyle: đây được gọi là kiểu cột đôi ở hiên. Nó có hình chữ nhật, lối vào chính của công trình sẽ nằm ở cạnh ngắn. Tại vị trí cạnh ngắn này còn có hai cột. Ví dụ thực tế điển hình cho dạng cột này là đền thờ Themis (ở Rhamnus).
  • Dạng cột đôi ở hiên gồm cả hai đầu. Dạng này mang nhiều đặc điểm giống với kiểu cột thứ nhất. Bên cạnh đó, sự khác biệt của nó là nằm ở điểm có thêm hai cột ở cạnh ngắn còn lại. Tiêu biểu cho dạng cột thứ hai này là đền thờ Artemis.
  • Dạng hàng cột hiên hay còn gọi là dạng hàng cột mặt trước. Dạng cột có hình chữ nhật, lối vào chính ở cạnh ngắn, có bốn cột ở phía trước. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn dạng cột này thông qua đền Selinus.
  • Cột dạng cả hai đầu: kiểu này tương tự như dạng cột thứ hai. Tuy nhiên nó có điểm khác là ở bốn cột mỗi cạnh ngắn.
  • Dạng cột bao quanh nhà tròn: đây là dạng nhà tròn có hàng cột bao vòng quanh ở bên ngoài. Công trình Tholos thể hiện rất rõ dạng kiến trúc này.
  • Dạng cột giả bao quanh đền đài: dạng kiến trúc này có hình chữ nhật. Phần chịu lực của công trình chính là các bức tường, có các cột được ghép thêm ở bên ngoài. Ví dụ thực tế là đền thờ thần Zeus.
  • Dạng đền có cột bao quanh: đây là dạng đền ở vòng ngoài có hàng cột chạy quanh tạo thành hình chữ nhật. Công trình tiêu biểu là đền Parthenon…
Đền Parthenon với kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Đền Parthenon
  • Dipteral: đây là dạng đền có hình chữ nhật, xung quanh là một hàng cột. Ví dụ đền Olympeion.

Áp dụng thức cột trong thiết kế

Một đặc trưng không thể không nói đến trong kiến trúc Hy Lạp cổ đại là việc sử dụng các thức cột trong thiết kế. Vậy thức cột là gì? Sự hình thành của thức cột là như thế nào?

Thức cột là gì?

Thức cột chính là hệ thống tỷ lệ và hình thức dùng để trang trí các cột trong công trình kiến trúc. Đây cũng chính là cái cách mà những người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến vẻ đẹp lý tưởng. 

Nhờ những thức cột mà kiến trúc như được nâng lên một tầm cao mới, có sức sống mạnh mẽ, có sự chịu đựng những thử thách của thời gian. Ngoài ra, thức cột còn là biểu tượng của vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và đầy tinh tế của kiến trúc cổ điển. Thức cột – thức cột Hy Lạp được xem như là biểu tượng của nền kiến trúc cổ.

Thức cột Doric trong kiến trúc

Đây là thức cột cổ nhất cũng như là đơn giản nhất trong hệ thống thức cột kiến trúc. Nó được hình thành bởi một trụ hình thẳng đứng có dáng phình to bên dưới đáy. Doric là thức cột không có phần đế (base) và phần cả phần đầu cột (capital).

Thức cột Doric có vẻ đẹp được so sánh với nét khỏe mạnh của người đàn ông lực lưỡng, cường tráng. Sở dĩ như vậy, bởi vì nó được sử dụng ở tầng dưới cùng của đấu trường Coliseum; bên cạnh đó khả năng chịu lực cũng thuộc dạng cao nhất so với những thức cột khác. Đường kính cột có tỷ lệ với chiều cao cột khoảng 1:4, có 20 gờ sống đứng. 

Thức cột Doric trong kiến trúc hy lạp cổ đại
Thức cột Doric

Thức cột thứ hai – thức cột Ionic

Trái ngược với hình dáng người đàn ông mạnh mẽ của Doric, thức cột Ionic lại mang dáng vẻ của một người con gái nữ tính, mảnh mai. Lonic cũng giàu tính trang trí hơn so với Doric. 

Ionic có nguồn gốc từ Ionia – một thuộc địa của Hy Lạp. Cột sử dụng hình thức Lonic có 24 gờ sống đứng, đường kính cột và chiều cao cột theo tỷ lệ 1:9. Cột này có phần đế cột (base) và cả đầu cột. Phần đầu cột có hình đệm nhỏ, hình xoắn ốc loe ra sau đó cuộn vào trong (volute) nằm ở phía trên cột. Những dầm ngang của thức cột này được phân vị theo chiều ngang tạo thành ba dải.

Corinth – thức cột trong kiến trúc

Đây là thức cột được hình thành sau Doric và Ionic, vào khoảng thế kỷ thứ 5 (TCN). Thức cột này có những đường nét mảnh mai, có tính trang trí cao. Phần đầu cột có nhiều chi tiết hoa lệ, trông giống như lẵng hoa.

Một trong những ưu điểm vượt trội hơn so với thức cột Doric và Ionic của Corinth chính là: 

  • Khả năng đối xứng nhiều chiều
  • Có thể cảm nhận được thức cột trong không gian.

Các công trình tiêu biểu của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

  • Acropolis (Ακρόπολη) ở Athena
  • Propylaia (Προπυλαια) – Sơn môn
  • Đền Athena Nike (Đền thờ thần Athena Chiến thắng)
  • Đền Parthenon
  • Đền Erecteyon

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại là một lối kiến trúc độc đáo, tạo nên nhiều công trình ấn tượng. Đến nay kiến trúc này vẫn nhận được sự quan tâm chú ý của nhiều người trên thế giới.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 2:51 Chiều ngày 25/04/2023