Truyện tiếu lâm

Truyện tiếu lâm là một thể loại truyện cười dân gian. Tiếu lâm – tiếng Trung Quốc nghĩa là “rừng cười” (còn gọi là tiếu thoại).

Trước Cách mạng tháng Tám (1945), tiếu lâm được dùng phổ biến ở nước ta chỉ “toàn bộ truyện cười dân gian” (không kể truyện thanh hay tục). Từ Cách mạng tháng Tám về sau, nó dần dần được thay thế bằng truyện cười dân gian (hay gọi tắt là truyện cười) và khái niệm “tiếu lâm” cũng bị thu hẹp.

Nghĩa chính

Hiện nay danh từ tiếu lâm vẫn đang tồn tại với hai nghĩa chính :

– Nghĩa rộng : đồng nghĩa với truyện cười dân gian.

– Nghĩa hẹp : là bộ phận truyện cười dân gian có mang yếu tố tục (ví dụ : những truyện : Lạy cụ đề ạ, Cái tăm quan huyện, Trời sinh ra thế, Thơm rồi lại thối).

Mẫu truyện tiếu lâm

Ai nói dối giỏi hơn?

Một chính khách đang trên đường đi vận động tranh cử thì bất chợt bắt gặp một lũ trẻ đang vây quanh một con chó, cãi nhau chí chóe. Ông liền dừng xe, lại gần hỏi chuyện.
Một cậu bé nói:
– Chúng cháu nhặt được con chó này, ai cũng muốn mang về nuôi nên chúng cháu quyết định là đứa nào nói dối giỏi nhất sẽ được nuôi con chó.
– Các cháu không được thi nói dối vì đó là điều tội lỗi. – Nhà chính khách khuyên nhủ. – Khi ta ở tuổi các cháu, ta không bao giờ nói dối và bây giờ cũng vậy…
Bọn trẻ con im lặng một phút rồi cậu bé thở dài:
– Đưa con chó cho ông ấy đi!

Hỏi giờ?

Có 1 anh chàng cà lăm đi xe buýt, 1 lúc sau anh hỏi người kế bên:

– Mấy…mấy..giờ..rồ.i..anh?
Anh chàng kia không nói gì, chỉ đưa đồng hồ cho anh chàng cà lăm xem.
Một lúc sau vẫn câu hỏi cũ, anh chàng này vẫn không nói gì chỉ đưa đồng hồ cho anh cà lăm xem. Khi anh cà lăm xuống xe, 1 cụ già nói với anh:
– Tại sao anh lại xem thường người ta như vậy? Hỏi mà anh không trả lời.
Anh chàng mới trả lời:
Tạ..i..tui…cũ..ng…cà…cà..lă…m…nếu…nếu…tu..i…tui…trả..lờ..i…nó…nó…tưởng…tui…tui…chọc…nó…nó…đánh…đánh…tui…thì….thì sao?????

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 1:04 Sáng ngày 14/01/2020