Thơ tuyệt cú

Thơ tuyệt cú Ở ta quen gọi là tứ tuyệt. Nghĩa rộng là những bài thơ bốn câu, mỗi câu có năm chữ hoặc bảy chữ. Loại câu năm chữ gọi là “ngũ ngôn tuyệt cú” hay “ngũ tuyệt”.

Loại câu bảy chữ gọi là “thất ngôn tuyệt cú” hay “thất tuyệt”. Theo nghĩa hẹp là một dạng của thơ Đường luật, có quy định bằng, trắc, niêm, đối. Loại này còn gọi là “luật tuyệt” để phân biệt với “cổ tuyệt” là những bài thơ tuyệt cú không làm theo thơ Đường luật.

Luật tuyệt (còn gọi là tuyệt ngôn luật thi) là do luật của bài bát cú Đường luật quy định, giống như được “cắt” từ bài bát cú mà ra. Để đảm bảo niêm luật, chỉ có bốn cách cắt :

– Cắt lấy bốn câu trên : trường hợp này hai câu dưới phải đối nhau.

– Cắt lấy bốn câu dưới : trường hợp này hai câu trên phải đối nhau.

– Cắt lấy bốn câu giữa : trường hợp này cả bốn câu phải đối nhau

từng đôi một.

– Cắt lấy hai câu đầu và hai câu cuối : trường hợp này không phải đối. Đây là lối được nhiều người sử dụng và ít bị gò bó.

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 10:53 Chiều ngày 13/01/2020