Kiến trúc Phục Hưng

Các phong cách Kiến trúc
từ xưa đến nay

Kiến trúc cổ điển

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc Romanesque

Kiến trúc Gothic

Kiến trúc Phục Hưng

Kiến trúc Baroque

Kiến trúc Rococo

Kiến trúc Tân cổ điển

Kiến trúc hiện đại

Kiến trúc Hậu hiện đại

Kiến trúc Phục Hưng mặc dù ra đời cách hiện nay hơn 7 thế kỷ, nhưng bất chấp thời gian, lối kiến trúc này vẫn là đỉnh cao của nghệ thuật. Nó là sự kết tinh của tinh hoa mà khó có phong cách kiến trúc nào lấn át được. Chúng ta cùng tìm hiểu về kiến trúc Phục Hưng qua bài viết dưới đây!

Sự hình thành của kiến trúc Phục Hưng

Kiến trúc này ra đời từ giữa thế kỷ 14 và đầu thế kỷ thứ 17. Đây cũng chính là khoảng thời gian mà văn hóa, nghệ thuật, xã hội và cả kiến trúc châu Âu bắt đầu có sự thay đổi làm nền tảng cho sự phát triển hiện đại sau này.

Kiến trúc Phục Hưng là kết quả của sự kết hợp một cách hài hòa giữa kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại. Ngoài ra, kiến trúc này cũng có những nét nghệ thuật của kiến trúc Gothic và Baroque. Nhờ sự tiếp thu, vận dụng và sáng tạo có chọn lọc mà kiến trúc Phục Hưng tạo được đặc trưng khó hòa tan. 

Lối kiến trúc này xuất hiện đầu tiên ở Florence, sau đó trở thành một làn sóng phát triển mạnh mẽ khắp Châu Âu cũng như toàn thế giới lúc bấy giờ. Hiện nay, nơi lưu giữ được nhiều công trình theo phong cách Phục Hưng là ở nước Ý.

Những đặc điểm thú vị của kiến trúc Phục Hưng

Cấu trúc của lối kiến trúc này thường tuân thủ một cách nghiêm ngặt những nguyên tắc cổ điển và sự chuẩn mực. Từng chi tiết trong công trình đều được tạo ra bằng sự tỉ mỉ, tinh tế… nhờ vậy không gian kiến trúc luôn có nét đẹp hoàn hảo.

Đặc điểm ở mặt tiền của công trình

Tất cả các công trình đều được xây dựng với một trục thẳng trung tâm. Mặt tiền công trình sẽ được bố trí đối xứng với trục đó. Mặt tiền này sẽ phụ thuộc nhiều vào mục đích của thiết kế là nhà ở hay nhà thờ hoặc công trình dân dụng… mà có các quy chuẩn khác nhau.

Thiết kế vòm cong

Đây là một trong những đặc điểm tạo ra nét riêng biệt trong thiết kế của kiến trúc Phục Hưng. So với kiến trúc Gothic trước đây, vòm cong của Phục Hưng mang nhiều nét nổi bật hơn. Vòm cong được thiết kế với nửa hình tròn. Vòm không có sườn, nhờ vậy đã tạo nên sự mới lạ cho tổng thể công trình kiến trúc.

Kiến trúc Vòm cong với đặc trưng vòm cong trong thiết kế
Đặc trưng vòm cong trong thiết kế

Cung – điểm nhấn của kiến trúc Phục Hưng

Cung được đánh giá là một trong những điểm nhấn đặc sắc tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển cho công trình kiến trúc theo phong cách Phục Hưng. Cung được thiết kế theo kiểu nửa hình tròn, mục đích chính của nó là sử dụng ở khu vực hành lang ở lối đi trong ngôi nhà.

Đặc điểm của trần nhà

Khác hẳn với giai đoạn Trung cổ, trần nhà là chi tiết không được chú trọng trong thiết kế, thì đến Phục Hưng, đây lại là chi tiết được dành nhiều sự chú ý. Ở đây, trần nhà được thiết kế phân ô và trang trí bằng những chi tiết hoa văn đặc trưng. Có như vậy đã giúp làm nổi bật lên được sự sang trọng về mặt không gian cho những công trình theo kiến trúc Phục Hưng.

Cột và trụ công trình trong thiết kế

Đây chính là hai yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong phong cách Phục Hưng. Cột và trụ trở thành hệ thống tích hợp, chúng vừa có khả năng chống đỡ cho công trình; vừa mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ và sự hài hòa cần thiết cho kiến trúc.

Domes – đặc điểm độc đáo

Những công trình theo kiến trúc Phục Hưng thời bấy giờ đều có đặc điểm domes. Domes có thiết kế mái vòm độc đáo, lạ mắt và riêng biệt. Thiết kế mái vòm này rất kì công, giúp mang lại cảm giác rộng rãi cho không gian công trình. Những mái vòm này thường được trang trí, chạm khắc một cách tinh xảo, hoạt tiết mang nhiều ý nghĩa.

Cửa chính của công trình

Cửa chính của các công trình trong thời kỳ Phục Hưng đa số được thiết kế với nhiều quy cách khác nhau. Những quy cách đó sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi công trình (nhà ở, nhà thờ…). Phần lớn, cửa chính thường nằm giữa và có hướng vòng cung ở bên trên. Những họa tiết trang trí cửa chính cũng được trau chuốt một cách tỉ mỉ.

Thiết kế cửa chính tiêu biểu theo phong cách Phục Hưng
Thiết kế cửa chính tiêu biểu theo phong cách Phục Hưng

Cửa sổ công trình

Cửa sổ trong lối kiến trúc này thường có diện tích nhỏ, độ cao và chiều rộng sẽ được tính toán, cân đo cho phù hợp với tổng thể công trình. Trong một thiết kế thường có rất nhiều cửa sổ.

Đặc điểm của những bức tường

Kiến trúc Phục Hưng thường tính toán kỹ lưỡng những chi tiết thiết kế, tuy nhiên riêng tường nhà thì khác. Những bức tường trong công trình theo phong cách này lại được thực hiện theo khuynh hướng sáng tạo đầy tính tự do. Họa tiết, hình ảnh ẩn dụ… tất cả đều được điêu khắc tinh xảo với nhiều ý nghĩa độc đáo.

Những họa tiết, chi tiết của thiết kế

Thông thường chúng sẽ được thiết kế sao cho phù hợp nhất với tổng thể công trình. Những họa tiết này tuy nhỏ nhưng lại đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo nên ấn tượng, vẻ đẹp của toàn bộ thiết kế.

Thánh đường Doumo Santa Maria Del - công trình tiêu biểu của kiến trúc Phục Hưng
Thánh đường Doumo Santa Maria Del – công trình tiêu biểu của kiến trúc Phục Hưng

Bài viết là một phần những thông tin về kiến trúc Phục Hưng – một trong những tinh hoa của nền kiến trúc phương tây. Nét đẹp và những đặc trưng của lối kiến trúc này đến nay vẫn còn được lưu giữ, nhận nhiều đánh giá cao của giới chuyên môn.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 3:33 Chiều ngày 27/05/2021